Cúng ông Công ông Táo là một ngày lễ cổ truyền rất được coi trọng của người Việt Nam, vì thế mâm lễ thường được gia chủ chuẩn bị sẵn rất trang trọng.,Cách...
Cách chuẩn bị sẵn mâm cỗ cúng ông Công ông Táo đúng và đầy đủ nhất

Cứ đến ngày 23 tháng Chạp hàng năm, tất cả người dân Việt Nam đều thành kính sắm sửa lễ vật để tiễn ông Táo chầu trời.

Mâm cỗ chung:

Người Việt quan niệm ba vị Thần Táo định đoạt phước đức cho gia đình, phước đức này do việc làm đúng đạo lý của gia chủ và những người trong nhà. Bàn thờ thường đặt gần bếp, cho nên còn được gọi là Vua Bếp. Hàng năm, đúng vào ngày 23 tháng Chạp là ngày Táo Quân sẽ lên thiên đình để báo cáo mọi việc lớn nhỏ trong nhà của gia chủ với Thượng Đế (hay ông Trời), nên có nơi gọi ngày này là Tết ông Công.

me
Cứ đến ngày 23 tháng Chạp hàng năm, tất cả người dân Việt Nam đều thành kính sắm sửa lễ vật để tiễn ông Táo chầu trời.

Vị Táo Quân quanh năm chỉ ở trong bếp, biết hết mọi chuyện trong nhà, cho nên để Vua Bếp "phù trợ" cho mình được nhiều điều may mắn trong năm mới, người ta thường làm lễ tiễn đưa ông Táo về chầu Trời rất trọng thể. 

Lễ vật cúng Táo Quân gồm có: mũ ông Công ba cỗ hay ba chiếc: hai mũ đàn ông và một mũ đàn bà. Mũ dành cho các ông Táo thì có hai cánh chuồn, mũ Táo bà thì không có cánh chuồn. Những mũ này được trang sức với các gương nhỏ hình tròn lóng lánh và những giây kim tuyến màu sắc sặc sỡ. 

Để giản đơn, cũng có khi người ta chỉ cúng tượng trưng một cỗ mũ ông Công (có hai cánh chuồn) lại kèm theo một chiếc áo và một đôi hia bằng giấy.

Những đồ "vàng mã" này (mũ, áo, hia và một số vàng thoi bằng giấy) sẽ được đốt đi sau lễ cúng ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp cùng với bài vị cũ. Sau đó người ta lập bài vị mới cho Táo Công.

Theo tục xưa, riêng đối với những nhà có trẻ con, người ta còn cúng Táo Quân một con gà luộc nữa. Gà luộc này phải thuộc loại gà cồ mới tập gáy (tức gà mới lớn) để ngụ ý nhờ Táo Quân xin với Ngọc Hoàng Thượng Đế cho đứa trẻ sau này lớn lên có nhiều nghị lực và sinh khí hiên ngang như con gà cồ vậy!

Ngoài ra, để các ông và các bà Táo có phương tiện về chầu trời, ở miền Bắc người ta còn cúng một con cá chép còn sống thả trong chậu nước, ngụ ý "cá hóa long" nghĩa là cá sẽ biến thành Rồng đưa ông Táo về trời. Con cá chép này sẽ "phóng sinh" (thả ra ao hồ hay ra sông sau khi cúng).

Ở miền Trung, người ta cúng một con ngựa bằng giấy với yên, cương đầy đủ. Còn ở miền Nam thì giản đơn hơn, chỉ cúng mũ, áo và đôi hia bằng giấy là đủ.

Tùy theo từng gia cảnh, ngoài các lễ vật chính kể trên, người ta hoặc làm lễ mặn (với xôi gà, chân giò luộc, các món nấu nấm, măng…) hay lễ chay (với trầu cau, hoa, quả, giấy vàng, giấy bạc…) để tiễn Táo Quân.

Một mâm cỗ mặn cúng ông Công ông Táo thường thấy nhất 

me
Cúng ông Táo phải đặt trong bếp, khi cúng phải bật bếp lên cho cháy rực, mâm cỗ đề huề, cả nhà quanh năm no ấm. 

- 1 đĩa gạo 

- 1 đĩa muối

- 5 lạng thịt vai luộc

- 1 bát canh mọc

- 1 đĩa xào thập cẩm

- 1 đĩa giò

- 1 con cá chép rán (hoặc cá chép sống)

- 1 đĩa xôi gấc,

- 1 đĩa chè kho

- 1 đĩa hoa quả

- 1 ấm trà sen

- 5 chén rượu

- 1 quả bưởi

- 1 quả cau, lá trầu

- 1 lọ hoa đào nhỏ

- 1 lọ hoa cúc

- 1 tập giấy tiền, vàng mã

Một số gia đình có thể thay thịt vai luộc bằng một con gà luộc ngậm hoa hồng hoặc chủ động thay đổi các món canh như canh măng, canh mọc, canh bóng…gà luộc ngậm hoa hồng hay ớt đỏ tỉa hoa và chuẩn bị sẵn những món hơi khác nhưng cũng vẫn giữ được tính truyền thống và bản sắc như: bánh chưng gấc, xôi vò, xôi chè, thịt đông, nem rán, cá kho riềng, trám hoặc thịt kho tàu, giò xào, giò nạc, món xào, canh măng, hành muối, gia vị mắm muối, trà, rượu, hoa , trầu cau…

Thời nay các bà nội trợ bận rộn cũng không phải lo nghĩ nhiều và mất công làm tất cả các món ăn trên, đa số các món trong mâm cúng như: bánh chưng, giò, nem thì đã có bán sẵn, còn thịt đông, cá kho, hành muối làm từ trước hoặc thậm chí cũng có thể mua sẵn, đến đúng hôm đó thì chỉ cần luộc gà, nấu canh, làm món xào nóng là xong.

Cúng ông Táo phải đặt trong bếp, khi cúng phải bật bếp lên cho cháy rực, mâm cỗ đề huề, cả nhà quanh năm no ấm. Có người thì vừa đặt một mâm cúng trong bếp và thêm một mâm khác cúng trên bàn thờ.

Lưu ý: 

Khi mua đồ cúng ông Công ông Táo cần lưu ý màu sắc của mũ, áo hay hia ông Công thay đổi hàng năm theo ngũ hành.

Thí dụ: Năm hành kim thì dùng màu vàng; 

Năm hành mộc thì dùng màu trắng; 

Năm hành thủy thì dùng màu xanh; 

Năm hành hỏa thì dùng màu đỏ; 

Năm hành thổ thì dùng màu đen.

Và cũng có lẽ do quan niệm mỗi nơi, cộng thêm sự phong phú về nếp sống văn hóa ở mỗi vùng miền mà nghi thức cúng Ông Táo cũng có phần khác nhau ở mỗi địa phương.


Tổng hợp & BT:

Về Menu

Khoai tay xao nhận bỏ lam thach khoai lang Á xay Mực chiên muối cà pháo goi tai heo rôm Cach lam keo bò bít tết tiện lợi kem trái cây tươi chù Ngon mềm môi lợn đồi Tây Bắc mut Tet Sà bánh bông lan cuộn cách nấu cháo gà ngon kho cÃƒÆ basa nấu bún mắm chay goi du du tom thit sinh tố khoai lang pho mai Món ngon mỗi ngày hái HẠướp sườn mẻ chua saigon ga nau dau bo nuong sa ot gung luộc khoai cháo hải sản hap Cach nau xoi nep cam ngoc ke xao sa ot thịt chân giò quay kiểu đức cai nuong hương dân cach lam Cún Khang Trứng rán lá lốt Món Kho ca Am thuc cach nau chuoi oc dau bÃo lam duoi heo ham lộ gà xào rau củ Thịt gà xào rau củ hồ mối Hột vịt lộn banh trung Hàng chà bông chỉ đôi cúng đậu hũ sốt cà chua matsu ca lau kem ngon nghiền cách làm bánh khoai mõ món ăn từ thịt heo rèm Bánh Mặn spaghetti xao thom ngon Ngày Tết lam mien xao bap cai nam nấm bào ngư xào cơm cuộn chay Ca loc hoa hồng Mut dua Đức lam phi le ca nuong cach lam cookies chanh Bánh Trung thu và mối tơ hồng bánh da lon che vai Ghé Bánh tiêu ga nem heo ga hap sot hanh tay lê mon com nuong ngon mì ý nhat cách làm bánh bí ngô hấp táo tàu hen ngon dac Bánh flan Гўm món nhậu chứng banh ngo ran sườn nấu rau củ thit boc trung súp nui gà xé Súp nui gà xé cho bé yêu kim chi dua leo ngon bánh khoai tây cú mèo bª Ngà HEO QUAY GION step up 3 D 2010 món ngon mùa hè cá hường trứng cuộn La lốt Bánh Kem gà bóp rau răm Những món ăn vặt theo mốt mau chìm ở Đâ bánh nhân thịt món ăn tốt cho súc khỏe